- Hà Nội - HCMC
- khoruou.net@gmail.com
- 086.268.0366
- Dung tích: 700ml
- Nồng độ: 43%Alc.,
Rượu ngoại Hibiki 17 năm thuộc dòng Japanesse Blended Whisky được chưng cất và đóng chai tại Nhật Bản bởi Suntory Whisky, phân phối chính thức tại Việt Nam bởi Sieuthihanoi.net
Rượu Hibiki là thương hiệu whisky nổi tiếng của Nhật Bản và được hãng rượu Suntory sản xuất. Hibiki trong tiếng Nhật có nhiều nghĩa mang tính tích cực. ví dụ như là “tiếng vang” (giống như tiếng vang vọng khi ta đánh vào chuông). Một ý nghĩa khác tương đương với từ tiếng Anh là “Harmony” mang ý nghĩa hài hòa cân đối như một bản nhạc giao hưởng và đây cũng là ý nghĩa mà hãng Suntory chọn.
Rượu Hibiki 17 năm lần đầu tiên đưa ra thị trường năm 1989 nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập hãng. Rượu Hibiki 17 được lựa chọn từ dòng rượu Single Malt của nhà Yamazaki, Hakushu với Grain whisky của nhà Chita. Dòng rượu này nổi tiếng cùng với bộ phim "Lost in Translation" của đạo diễn Sofia Coppola. Hibiki 17 là 1 trong 5 nhãn rượu mà hãng Suntory đưa ra thị trường hiện nay cùng với Hibiki Harmony, Hibiki 12, Hibiki 21 và Hibiki 30.
Đóng chai ở 43% độ cồn trong mẫu chai đặc trưng của nhà này với 24 cạnh tượng trưng cho 24 mùa trong năm âm lịch của người Nhật.
Về đánh giá khách quan của dân sành rượu thì Hibiki 17 năm là dòng Blended xuất sắc ở tuổi 17 năm và được nhiều người sành rượu trên toàn thế giới mến mộ. Rất tiếc, sản lượng có hạn không đủ cung cấp cho toàn cầu. Theo thông tin đối tác của hãng Suntory ở Việt Năm trong năm 2015 và 2016 thì không được phân bổ. Người hâm mộ dòng rượu này ở Việt Nam ngày càng khó khăn hơn để thưởng thức.
Giá rượu Hibiki 17 thuộc loại whisky blended đắt nhất thế giới do cung không đủ cầu
Vì sao Nhật thắng vua rượu Scotland?
Theo Bloomberg, rượu whisky Nhật đang đạt đỉnh cực thịnh trong mùa xuân năm nay. Giá các chai whisky Nhật tăng vọt trong những cuộc đấu giá gần đây ở Hồng Kông.
Khoảng năm 2004, tác giả được dịp nhấp ngụm rượu Single Malt Nhật loại thượng hạng, khi chai rượu Yamazaki 18 năm tuổi lần đầu xuất hiện tại Mỹ. Nó êm dịu tinh tế và thanh lịch như cảm giác nghĩ về một chiếc Lexus mới. Có vị cay cay và vị mật ong lẫn caramel na ná một chai single-malt hảo hạng của Scotland, nhưng thứ rượu này khác lạ ở chỗ, nó được già hóa từ gỗ sồi Nhật (còn được gọi là Mizunara).
Kể từ đó, Nhật Bản lặng lẽ chiếm đoạt các thể loại huy chương vàng tại nhiều kỳ đấu rượu whisky quốc tế. Trong năm 2012, một chai Yamazaki 25 tuổi đánh bại hơn 300 chai single malt trong một cuộc thử rượu mù (blind tasting).
Theo trang Bloomberg, rượu whisky Nhật dường như đang đạt đỉnh cực thịnh trong mùa xuân năm nay. Các thương hiệu rượu Nhật gia nhập thị trường Mỹ; người ta mở riêng một bar phục vụ 100% rượu Nhật có tên Mizuwari tại London (ở Nhật, Mizuwari là lối uống rượu pha thêm nước và đá); và đặc biệt, giá của những chai rượu whisky Nhật hiếm có đã tăng vọt trong những cuộc đấu giá gần đây tại Hồng Kông.
Câu chuyện về nước Nhật làm ra thứ whisky đẳng cấp thế giới bắt đầu từ năm 1918, khi nhà hóa học Masataka Taketsuru du hành tới Scotland để khám phá bí mật liên quan tới nghề nấu rượu ở đất nước này. Trong chuyến trở về Nhật, một thương gia của tên Shinjiro Torii, người sáng lập công ty chuyên kinh doanh đồ uống và thực phẩm dinh dưỡng tại Nhật Bản Suntory Holdings Ltd., đề nghị Taketsuru thiết lập cơ sở chưng cất rượu whisky đầu tiên tại Shimamoto. (Suntory từng công bố về một thương vụ mua lại công ty đồ uống Beam Inc., nổi tiếng với loại rượu bourbon Jim Beam, trong tháng 1 vừa qua.)
10 năm sau, Taketsuru rời cơ sở này đến một nơi địa điểm khác đầy tuyết và hẻo lánh ở quận Hokkaido. Nơi này có nhiều điểm tương quan về thổ nhưỡng với vùng Highlands của Scotland. Cơ sở chưng cất rượu Yoichi ra đời từ đó và hình thành nên đối thủ khác trong ngành rượu whisky Nhật: Nikka Whisky Distilling Co.Ltd.,
Sự chứng nhận toàn cầu
Sự công nhận và hưởng ứng toàn cầu dành cho whisky Nhật chỉ bắt đầu từ thế kỷ 21. Nhiều người lần đầu biết nước Nhật sản xuất whisky từ bộ phim "Lost in Translation" (2003). Trong bộ phim của nữ đạo diễn Coppola, nam diễn viên chính (do Bill Murray thủ vai) là một diễn viên điện ảnh Mỹ tuổi trung niên, sang Tokyo để quay quảng cáo rượu của hãng Suntory. Một cảnh phim có nhắc đến dòng rượu Hibiki 17 tuổi của hãng Suntory là khi nam diễn viên chính nhìn vào camrea, tay cầm một ly rượu và khẳng định "Đây chính là thời của Suntory".
Mặc dù chỉ có 7 cơ sở chưng cất rượu Single Malt ở Nhật Bản, sự đa dạng trong phong cách làm rượu bất ngờ đến kinh ngạc. Tất cả các cơ sở này đều có chung đặc điểm cốt lõi với whisky Scotland: whisky Nhật cũng ủ bằng mạch nha nhập từ Scotland, thứ nguyên liệu tốt nhất mà cũng rẻ nhất.
Nhưng vẫn có nhiều khác biệt khác. Không giống như cách người Scotland hay làm, người Nhật không trộn single malt của các nhà máy chưng cất rượu khác nhau với nhau. Thay vào đó, mỗi cơ sở chưng cất thường tự làm ra nhiều dòng single malt bằng cách sử dụng các bình nấu rượu cổ điển bằng đồng và thùng gỗ riêng biệt.
Nấu rượu bằng than
Những loại whisky đun bằng than thường thơm hơn, dịu hơn, có cấu trúc mềm hơn whisky Scotland. Tại nhà máy chưng cất rượu Nikka Yoichi, các bình nấu rượu cổ điển vẫn được đun bằng than đá để bốc hơi, đây là yếu tố khiến hương vị của những loại single malt này nồng đậm hơn và vương mùi than.
Thêm vào đó, cơ sở chưng cất rượu Yamazaki sử dụng các thùng gỗ sồi Nhật (Mizunara) trong quá trình làm rượu, mang lại thứ mùi hơi giống hương trầm pha mùi gỗ đàn hương. Khí hậu và địa lý của nơi đặt các cơ sở chưng cất rượu cũng là những yếu tố có tác động chủ chốt. Whisky được nấu ủ ở những vùng đất cao hơn, ví dụ whisky của cơ sở chưng cất rượu Hakushu của nhà Suntory nằm ở phía nam dãy núi Alps (Alps Nhật Bản), thường có vị gắt và vị thanh rất rõ; hoặc whisky của cơ sở chưng cất Fuji-Gotemba, dùng tuyết tan từ đỉnh núi Phú Sĩ làm nguyên liệu nấu rượu.
- Tham khảo thêm sản phẩm tại: http://sieuthihanoi.net